Cảnh giác với những con đường lây nhiễm viêm gan b
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017
Viêm gan B là căn bệnh khá nguy hiểm do virus HBV-DNA gây ra. Trên thế giới theo thống kế có khoảng 3 tỉ người mắc viêm gan b. Việt nam có tỉ lệ mắc bệnh viêm gan b khá cao chiếm khoảng 10- 16 % trong các nhóm nước châu á tái bình dương. Căn bệnh viêm gan B nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan hóa, ung thư gan.
Những dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết của bệnh viêm gan b
Triệu chứng viêm gan b mức độ nhẹ giai đoạn đầu thường cáo các biểu hiện sau.
Vàng mắt, vàng da, lòng bàn tay vàng. Khi bệnh viêm gan B tiến triển ở giai đoạn xơ gan hóa thì cơ thế có các triệu chứng như thường xuyên sốt, cơ thể mệt mỏi chán ăn, thêm các triệu chứng như đầy bụng chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân bạc màu do suy giảm chuyển hóa Bilirubin ở gan. Ngoài ra còn có cảm giác đau ở gan, biến chứng chảy máu chân răng, phù chân….Nhưng dấu hiệu cơ bản nhất khi bệnh viêm gan B mới chớm phát là vàng da, lúc này bạn phải đi làm các xét nghiệm chức năng gan ngay.
Bệnh viêm gan b lây qua những con đường nào?
Viêm gan b có thể lây qua 3 con đường chính
– Lây truyền từ mẹ sang con:
Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan b thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao.
– Lây truyền qua đường tình dục:
Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan b thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao.
– Lây truyền qua đường máu:
Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu(nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan b) thì bạn rất dễ mắc viêm gan b.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B, dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan b.
Vậy viêm gan b có lây qua đường ăn uống, giao tiếp, nước bọt ?
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan b có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Nếu như bạn đang chung sống với người mắc bệnh viêm gan b thì cũng không nên quá căng thẳng và lảng tránh. Như vậy sẽ khiến người bệnh mặc cảm. Khi hiểu rõ được các yếu tố, nguyên nhân, cũng như con đường lây truyền thì bạn vẫn có thể sống chung với người mắc viêm gan b hòa bình.
Cần tiêm phòng vacxin viêm gan b với những người chưa miễn dịch với viêm gan b.
– Đối với trường hợp mẹ mắc bệnh viêm gan b thì khi sinh, em bé cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống lại virus viêm gan b
– Những người mắc bệnh viêm gan b mãn tính cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để các bác sĩ khám và theo dõi bệnh.
– Đối với những cặp vợ chồng trước kết hôn nên đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm HbsAg.
Nhiễm siêu vi viêm gan B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện những triệu chứng như vậy bạn nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết. Phát hiện và điều trị sớm viêm gan b giúp bạn có cơ hội khỏi bệnh cao hơn.
Những lưu ý cho bệnh nhân bị mắc viêm gan b
Khi mắc phải bệnh viêm gan b, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau đây:
– Nên đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/ 1 lần để các bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, sau đó chọn cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất.
– Bệnh nhân bị viêm gan b không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, tránh làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tình.
– Bệnh viêm gan b cần có lối sống khoa học để làm giảm áp lực lên lá gan, tốt nhất là cân bằng hợp lý thời gian để làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn,…. Người bị viêm gan b không nên ăn quá no trong 1 bữa, không ăn khuya và phải thường xuyên tập thể dục thể thao.
– Những người bị bệnh viêm gan b muốn tốt cho gan thì nên ăn uống hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng,… Bị viêm gan b cần kiêng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Hi vọng những chia sẻ của Bác sĩ Phòng Khám Hồng Phong sẽ giúp bạn hiểu hơn về con đường lây nhiễm viêm gan b.Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét